Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.
Khấu hao là một thuật ngữ sử dụng trong kế toán mô tả phương pháp phân bổ chi phí của tài sản cố định trong suốt tời gian sử dụng của nó tương đương với mức hao mòn thông thường. Khấu hao thường áp dụng với các loại tài sản có thời gian sử dụng cố định, mất dần giá trị trong quá trình sử dụng. Nói cách khác, khấu hao là sự phân bổ dần giá trị tài sản cố địnhvào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
Việc khấu hao tài sản có tác động trực tiếp lên các báo cáo tài chính, cụ thể là tới thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khấu hao không phải là khoản chi thực tế bằng tiền, mà chỉ được trích trên sổ sách, nên nói không ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền thực tế của doanh nghiệp ngoài việc tác động đến khoản thuế phải nộp.
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định
Phương pháp này còn được gọi là khấu hao đường thẳng, theo đó, mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định bằng nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian sử dụng (thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ).
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ (sự giản thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ).
Phương pháp khấu hao nhanh
Để thu hồi vốn nhanh, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số các năm hay gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh là thu hồi vốn nhanh, giảm được tổn thất do hao mòn vô hình, đồng thời đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thường không áp dụng phương pháp khấu hao này.
Ngoài ra, còn có phương pháp khấu hao theo công suất, nghĩa là khấu hao dựa trên số sản phẩm sản xuất ra.
Khấu hao là một thuật ngữ sử dụng trong kế toán mô tả phương pháp phân bổ chi phí của tài sản cố định trong suốt tời gian sử dụng của nó tương đương với mức hao mòn thông thường. Khấu hao thường áp dụng với các loại tài sản có thời gian sử dụng cố định, mất dần giá trị trong quá trình sử dụng. Nói cách khác, khấu hao là sự phân bổ dần giá trị tài sản cố địnhvào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định là gì? |
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
Việc khấu hao tài sản có tác động trực tiếp lên các báo cáo tài chính, cụ thể là tới thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khấu hao không phải là khoản chi thực tế bằng tiền, mà chỉ được trích trên sổ sách, nên nói không ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền thực tế của doanh nghiệp ngoài việc tác động đến khoản thuế phải nộp.
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định
Phương pháp này còn được gọi là khấu hao đường thẳng, theo đó, mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định bằng nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian sử dụng (thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ).
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ (sự giản thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ).
Phương pháp khấu hao nhanh
Để thu hồi vốn nhanh, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số các năm hay gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh là thu hồi vốn nhanh, giảm được tổn thất do hao mòn vô hình, đồng thời đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thường không áp dụng phương pháp khấu hao này.
Ngoài ra, còn có phương pháp khấu hao theo công suất, nghĩa là khấu hao dựa trên số sản phẩm sản xuất ra.
nguồn: dayketoan
Nhận xét
Đăng nhận xét