Ở thế kỷ XVII, XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.
Khái niệm công nghiệp hoá mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học - công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, và từ thực tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy, công nghiệp hoá theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Công nghiệp hoá là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hoá có thể khác nhau. ở nước ta, công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hoá trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung - hành chính, bao cấp, công nghiệp hoá được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá. Nhưng công nghiệp hoá không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường.
Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.
Công nghiệp hoá trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Công nghiệp hoá trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở cũng gây nên không ít trở ngại do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do "trật tự" của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu. Vì thế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Khái niệm công nghiệp hoá mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học - công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, và từ thực tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy, công nghiệp hoá theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Công nghiệp hoá là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hoá có thể khác nhau. ở nước ta, công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hoá trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung - hành chính, bao cấp, công nghiệp hoá được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá. Nhưng công nghiệp hoá không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường.
Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.
Công nghiệp hoá trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Công nghiệp hoá trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở cũng gây nên không ít trở ngại do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do "trật tự" của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu. Vì thế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
nguồn: Tài liệu ôn tập
Nhận xét
Đăng nhận xét