Chia sẻ về cơ sở lý luận trong luận văn tốt nghiệp


Luận văn thạc sĩ ở cấp cao học hay luận văn tốt nghiệp ở cấp đại học thông thường sẽ có chương 1 là phần cơ sở lý luận. Làm sao để viết hay, chặt chẽ đó là cả một vấn đề của kỹ năng viết luận văn thạc sĩ mà bạn cần đọc nhiều, viết nhiều để thành thạo. Chương cơ sở lý luận có thể hiểu đơn giản đó tập hợp các lý thuyết quanh về đề tài nghiên cứu.

Nói một cách đơn giản hơn thì trong phần cơ sở lý luận này làm rõ khái niệm chính phụ, định nghĩa, các quan điểm của các nhà khoa học khác nhau, có thể nêu ra các trường phái, nội dung chính, các định luật, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá...đối với luận văn hay đề tài nghiên cứu. Một số trường sẽ yêu cầu có phần tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan hoặc kinh nghiệm trong thực tiến ở trong và ngoài nước.
                          

Nó là các giả thuyết tất nhiên đã được chứng minh bằng thực tiễn rằng nó đã đúng hoặc sai và chúng ta cứ thể sử dụng. Chẳng hạn như trong luận văn thạc sĩ với đề tài "Nghiên cứu nền kinh tế thị trường tư bản thập kỷ đầu của thế kỷ 21" của bạn có chương 1 cơ sở lý luận về nền kinh tế thị trường thì một số giả lý thuyết sau nên có trong phần đó bạn có thể trình bày các Quy luật giá trị, Quy luật cung cầu, Quy luật giá trị thặng dư....

Đây là những giả thuyết, cơ sở là luận cứ và hình thành nên luận điểm sử dụng luận chứng cho các chương như sau:

a) Luận đề: Là vấn đề cần giải quyết. Nói theo cách logic thì đó là phán đoán cần chứng minh.

b) Luận điểm : Là giả thuyết, nhận định, ý kiến sau quá trình luận chứng của người viết về vấn đề được nếu ra
c) Luận cứ : là bằng chứng để chứng minh.
d) Luận chứng : Luận chứng là quá trình phối hợp, tổ chức, thực hiện, phản biện để đưa các lý lẽ và cuối cùng chứng minh cho luận điểm hoặc tạo ra luận điểm. Luận chứng phải chặt chẽ, logic, hài hòa, unbiased (không phân cực) hay dùng phương pháp luận cho thuyết phục.
nguồn: thuê viết luận văn

Nhận xét